Học đạo đức giới luật
br> - Lợi ích thứ hai là giữ gìn và bảo vệ chân lí “tâm bất động thanh thản, an lạc và vô sự”. Nếu tâm tâm bất động ấy luôn luôn hiện tiền thì hành giả chứng quả A La Hán. Sự xả tâm ly dục ly ác pháp có một tầm quan trọng nhất trên con đường tu tập theo Phật giáo.
Gợi ý
-
Học đạo đức
để mình không ăn cắp lại chính mình; để mình không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai. Học đạo đức là vì tâm chưa ly dục ly ác pháp, chứ tâm đã ly dục ly ác pháp thì không còn học đạo đức.
-
Học giả
người tu hành chưa đến nơi đến chốn, họ chỉ nói được chứ thực hành đúng như pháp thì họ chưa làm được. Những học giả dù họ có cấp bằng tiến sĩ Phật học vẫn là ác tri thức, sẽ hướng dẫn hành giả vào con đường phí công...
-
Học Hạ
Mỗi năm các tu sĩ các chùa về học Hạ một lần tại các trung tâm học Hạ là để thúc liễm thân tâm tu tập cầu sự giải thoát.
-
Học Pháp
là học và tu tập giới luật và 37 phẩm trợ đạo. Nếu học và tu tập một cách lơ là, cho có hình thức thì đó là tâm rừng rú. Muốn xả bỏ tâm rừng rú đó thì phải tinh tấn siêng năng tu tập Tứ niệm Xứ.
-
Triết học hiện sinh
quan niệm cuộc sống con người chỉ có hiện tại và chết là hết, nên cho rằng: “Sống là để hưởng thụ”, khuyến khích thanh niên nam nữ lăn xả vào cuộc sống hiện sinh “xả láng” cuộc đời để hưởng thụ nhục dục cho thỏa mãn.Nhưng tâm tham dục...
-
Muốn học đạo đức nhân quả
không làm khổ mình khổ người thì ngay từ bây giờ chúng ta hãy học tập đức hạnh cung kính và tôn trọng lẫn nhau.
-
Muốn học đức hạnh cung kính và tôn trọng lẫn nhau
thì ta phải biết tôn trọng và cung kính pháp bảo của Phật, tức là những lời dạy đạo đức của Đức Phật. Có cung kính và tôn trọng những lời dạy đạo đức của Đạo Phật thì mới có tâm từ bi; có tâm từ bi mới biết thương...
-
Ba cấp tu học của Phật giáo
là: - Cấp Giới luật (Thiện pháp), - Cấp Thiền định (Tứ Thánh Định), - Cấp Trí tuệ (Tam Minh).
-
Hành trì học giới
nghĩa là một hành giả tu theo Phật Giáo thì phải thông hiểu giới luật. Muốn thông hiểu giới luật thì phải học giới luật. Trong mỗi giới luật đều chia làm bốn phần: 1- Giới cấm 2- Giới hạnh 3- Giới đức 4- Giới hành.Giới cấm là một điều...
-
Cung kính, tuỳ thuận học Pháp
Phải nghiên cứu tất cả hạnh Phạm Thiên tức là giới luật của Phật. Hạnh Phạm Thiên gồm có giới đức, giới hạnh và giới hành, là đức hạnh nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người của Đạo Phật.Phải sống như giới luật dạy, giới...
-
Người học đạo đức
là người thấy lỗi mình không bao giờ thấy lỗi người. Vì thấy lỗi người là mình còn thiếu đạo đức. Học đạo đức là học xả tâm; là học làm người không bao giờ bị ràng buộc bởi những ác pháp; là học làm người mà ra khỏi bản...
-
Người học Phật
phải nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả - duyên sinh, phải có tri kiến nhân quả, tri kiến Thập Nhị Nhân Duyên, tri kiến kiết sử, tri kiến ngũ uẩn, tri kiến ngũ triền cái, tri kiến về các pháp bất tịnh, tri kiến các pháp vô thường, khổ,...
-
Trí tuệ vô học
là ý thức hiểu biết không cần vay mượn những sự hiểu biết của người khác như học tập trong sách vở, kinh tạng, v.v… Trí tuệ vô học chính là tri kiến của ý thức, nó bị hạn cuộc trong không gian và thời gian nên sự hiểu biết...
-
Tam Vô Lậu Học
Pháp môn Giới luật, pháp môn Thiền định và pháp môn Trí tuệ được gọi chung là “Tam Vô Lậu Học”, chia làm ba giai đoạn tu tập hay còn gọi là ba cấp tu học trong chương trình giáo dục đào tạo của Phật giáo: 1- Cấp Tu tập...
-
Muốn chứng Quả Dự Lưu không có khó khăn không có mệt nhọc
thì hằng ngày phải sống trên Tứ Niệm Xứ mà quét tâm, bền chí quét mãi sẽ thành công.
-
Trí hữu học và trí minh hữu học
Vì rằng vị thánh đệ tử được thanh tịnh và thuần tịnh hai loại trí: Pháp Trí và Tùy Trí. Vị ấy được gọi là thánh đệ tử đạt tri kiến, đã đi đến diệu pháp này, đã chấp nhận diệu pháp này, đã đầy đủ hữu học trí, đã...
-
Trí tuệ hữu học
là trí tuệ do học tập và tu hành. Trí tuệ hữu học là ý thức được huân tu, huân học có thầy dạy, có kinh sách, có pháp môn tu hành, có bạn đồng tu, có thiện tri thức hướng dẫn. Trí tuệ hữu học được hướng dẫn đúng...